Giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h, giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô 6 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng.
Dự án được chia làm 4 dự án thành phần, gồm: Đầu tư đường cao tốc giai đoạn 1 theo hợp đồng BOT; đầu tư đường gom dân sinh, cầu vượt ngang cao tốc; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn thuộc địa phận TPHCM; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Tây Ninh.
Đoạn cao tốc qua địa phận TPHCM dài 24,7km, thuộc 11 xã của huyện Củ Chi với tổng diện tích thu hồi đất dự kiến 182,25ha. Trong 1.808 trường hợp bị ảnh hưởng có 336 trường hợp đủ điều kiện tái định cư. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 7.102 tỷ đồng.
Đến nay, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, cơ quan chức năng đã thu thập được thông tin và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 1.794 trường hợp.
Trong 7.102 tỷ đồng tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án cao tốc đoạn qua TPHCM, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 6.330 tỷ đồng. Như vậy, trung bình mỗi hộ dân bị thu hồi đất sẽ nhận được 3,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài đã lập trước đây, khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ ở mức 5.270 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định 71/2024, dự toán kinh phí bồi thường tăng thêm 1.800 tỷ đồng.
Để khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy phát huy hiệu quả, hiện nay, Công ty Sông Thao đang phối hợp với Tập đoàn Ecopark làm các thủ tục chuyển nhượng dự án sang cho Tập đoàn, đăng ký lại tài sản, mua bán tài sản và cấp lại giấy chứng nhận cho Tập đoàn Ecopark, gia hạn thời hạn sử dụng đất, xác định giá trị tài sản...
Kết luận buổi làm việc, ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý để Ecopark mua lại toàn bộ Công ty TNHH Sông Thao, đổi tên thành Công ty Ecopark Sông Thao và cấp giấy chứng nhận mới.
Đồng thời, cho phép Công ty Ecopark Sông Thao đề xuất điều chỉnh, lập lại quy hoạch dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy với quy mô 65ha, hoàn thiện các thủ tục để đăng ký về tài sản trên đất với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy do Công ty TNHH Sông Thao làm chủ đầu tư. Dự án đã được UBND tỉnh Phú Thọ chấp thuận tại quyết định số 2284/QĐ-UBND ngày 17/7/2002 với tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng.
Đến ngày 10/9/2002, UBND tỉnh Phú Thọ có quyết định số 2936/QĐ-UBND về việc thu hồi, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Sông Thao thuê đất 49 năm để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy.
Theo đó diện tích đất được giao cho Công ty TNHH Sông Thao để thực hiện dự án là hơn 870.000m2.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 20 năm được giao đất, dự án vẫn chưa hoàn thành, một số hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng và gần như không có khả năng kinh doanh thương mại.
" alt=""/>Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy sắp về tay EcoparkPhiên đấu giá diễn ra với cách thức đấu giá từng thửa đất, bỏ phiếu kín, khác với phiên đấu giá mới nhất tại Hoài Đức là với nhiều vòng đấu, tối thiểu qua 6 vòng.
Theo kết quả sơ bộ, toàn bộ 39 lô đất đều đã bán đấu giá thành công. Trong đó, lô cao nhất trúng với giá 60 triệu đồng/m2, gấp 2,6 lần mức khởi điểm. Lô đất có diện tích gần 149m2. Như vậy, người trúng sẽ phải bỏ ra khoảng 9 tỷ đồng.
Phần lớn các thửa đất đều được trả với mức giá trên dưới 40 triệu đồng/m2. Lô trúng thấp nhất là hơn 24 triệu đồng/m2.
Khảo sát ở các khu dân cư xung quanh khu đất đấu giá, đất mặt đường rơi vào khoảng 40 triệu đồng/m2, đất trong ngõ khoảng 20-30 triệu đồng.
So về mặt bằng giá, mức trúng đấu giá cao hơn khoảng 1,5 lần so với khu vực gần đó.
Một người tham gia phiên đấu giá cho biết, trước cuộc đấu giá, nhiều khách hàng đã chủ động khảo sát thị trường và nghiên cứu thửa đất phù hợp với nhu cầu. Việc xác định giá khi tham gia đấu dựa trên tình hình tài chính cụ thể của bản thân và mức độ tiềm năng của đất đai trong khu vực.
Cũng như nhiều cuộc đấu giá trước, trong khi phiên đấu giá đang diễn ra cho tới lúc kết thúc, ngoài hội trường, trên nhiều hội nhóm mua bán nhà đất đã xuất hiện những môi giới nhận mua bán “sang tay” các lô đất trúng, với giá chênh từ hơn 100-300 triệu đồng/lô.
Tháng 9 tới, huyện Phúc Thọ cũng có kế hoạch đấu giá quyền sử dụng 50 thửa đất.
Cụ thể, 30 thửa thuộc TT01, TT03, TT04, TT06, TT07 khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, diện tích từ hơn 85-162m2, giá khởi điểm 23,4 triệu đồng/m2.
9 thửa đất thuộc TT08 khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc, diện tích từ 134-185m2, giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/m2.
11 thửa khu Hương Nam, xã Xuân Đình diện tích từ hơn 99-196m2, giá khởi điểm 25 triệu đồng/m2.
Cuộc đấu giá dự kiến diễn ra chiều 10/9.
Mới đây, quận Hà Đông đã tạm hoãn và chưa xác định ngày mở lại phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội. Ban đầu, theo kế hoạch, phiên đấu giá sẽ tổ chức vào ngày 7/9.
Cuối tuần trước, huyện Hoài Đức thông báo dừng đấu giá 52 lô vào đầu tháng 9 để chờ đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra các vấn đề liên quan.
" alt=""/>Hàng trăm người đấu giá 39 lô đất ven Hà Nội, giá trúng cao nhất 60 triệu/m2